Pages

Jul 4, 2014

Hãy xây dựng đô thị của chúng ta thành thành phố trong vườn



"Có rất nhiều vấn đề và chính sách của Singapore đáng để học hỏi. Điều đó không có gì bàn cãi, nhưng làm được ở Việt Nam hay không còn có quá nhiều vấn đề"
 
Quy hoạch đô thị và môi trường của Singapore không chỉ là hình mẫu cho Việt Nam học hỏi mà cho cả thế giới. Khẩu hiệu thường thấy ở Singapore là 'Hãy xây dựng đô thị của chúng ta thành thành phố trong vườn'.

Singapore đặc biệt trọng dụng nhân tài, biết đánh giá đúng giá trị và tạo ra giá trị.

Môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm. Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển KT-XH.

Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế).

Cụ thể là:

+ Hình phạt tiền:

Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Chánh án của Singapore trong vụ Chadrakumar - một vụ về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng đã tuyên bố: “... Việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự, phạt tiền có độ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên có hiệu quả”.

Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.

Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà.

Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore. Từ một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về môi trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore.




Việc áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn ở Singapore đối với hành vi xả rác bừa bãi như Singapore là gợi ý quan trọng trong quản lý môi trường ở Việt Nam.

Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 có quy định mức phạt từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi xả rác nơi công cộng. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”.