Pages

Jan 9, 2014

Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức về Biến Đổi Khí Hậu

Hệ thống đô thị Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức mới do tác động của bão, mưa lụt, lũ quét, sạt lở, hạn hán, nước biển dâng....

Theo các kịch bản gần đây nhất, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 – 3 độ C, tổng lượng mưa mùa khô giảm, trong khi mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999.


Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Là một quốc gia biển với đường biển dài, khu vực đất liền chủ yếu là các châu thổ thấp, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. 
Theo các kịch bản gần đây nhất, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 – 3 độ C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Mọi dân tộc, mọi quốc gia đều quan tâm sâu sắc đến sự biến đổi khí hậu trên quả đất và nguyên nhân tác động đến sự biến đổi đó là sự phát thải khí CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trên trái đất nóng lên. Nhưng nước nào cũng lúng túng trước bài toán giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích riêng quốc gia và lợi ích chung toàn thế giới.  


Các chuyên gia về khí hậu đã đưa ra những cảnh báo về hậu quả khủng khiếp mà Trái đất sẽ phải gánh chịu cùng những dự đoán tương lai của hành tinh.

 

Nhiệt độ toàn cầu

Trái đất đang thực sự nóng lên ở mức đáng báo động. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 1990 từng dự đoán rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 0,15 đến 0,3 độ C mỗi thập kỷ từ năm 1990 đến năm 2005. Các nhà khoa học của NASA đã lên tiếng về việc nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu trong năm 2011 đã tăng đến mức kỷ lục trong hơn 100 năm qua.

Băng Bắc cực

Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên, điều gì sẽ xảy ra với nơi lạnh nhất hành tinh? Nhà khoa học về khí hậu của NASA - Jay Zwally - trong năm 2007 từng nói rằng “Bắc Băng Dương có thể sẽ gần như mất hết các tảng băng vào cuối mùa hè năm 2012”.



So sánh với mức độ tối thiểu trung bình trong mùa hè ở Bắc Cực, có thể thấy rằng dự đoán ấy đã thành sự thật vào năm nay. Tỷ lệ băng bao phủ của Bắc Cực hiện ở “mức thấp nhất kể từ khi tiến hành các ghi chép hiện đại, 2012 đánh dấu một thời điểm không thể trở lại cho Bắc Cực”.
Nhóm chuyên gia thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết băng tại Bắc cực đang tan chảy nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và có thể biến mất trong khoảng 10 năm tới. Dự đoán các cuộc tranh luận tiếp theo của giới khoa học sẽ diễn ra trong hoàn cảnh băng Bắc Cực biến mất hoàn toàn.
Tình trạng khí hậu nóng lên không chỉ ảnh hưởng đến vùng biển Bắc Cực. Gần như toàn bộ sông băng lớn của Greenland, đảo băng lớn nhất hành tinh, đột ngột tan chảy một phần trong tháng 7.

Bão




Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) dự đoán “cường độ của các cơn bão Đại Tây Dương có khả năng sẽ tăng khi đại dương ấm lên, mặc dù số lượng cơn bão có thể không thay đổi nhiều”.
Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2012 khép lại một mùa bão trên mức trung bình, trong đó gây ảnh hưởng nặng nề nhất là cơn bão Sandy.

Siêu bão Sandy là cơn bão mạnh nhất tấn công Hoa Kỳ trong vòng 100 năm qua, gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, cơ quan và doanh nghiệp phải chịu cảnh mất điện, 1 triệu người phải sơ tán…

Bão Sandy đã khơi lại cuộc tranh luận về vấn đề biến đổi khí hậu, về liệu có phải hiện tượng này đã tạo ra những thay đổi trong các mô hình về thời tiết hay không. Một nhà khoa học nói những thay đổi đó xảy ra trên toàn cầu. “Cơn bão đó là một chỉ dấu hé lộ tương lai có thể sẽ như thế nào”, ông Grainger-Jones - Giám đốc phụ trách Ban Môi trường và Khí hậu tại Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) cho biết.

2013 là một năm thiệt hại nặng nề do thiên tai, từ đầu năm đến nay, bão lũ đã làm 264 người chết và mất tích, 800 người bị thương, thiệt hại về tài sản lên tới 25.000 tỷ đồng. 
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho hay, đợt lũ lụt vừa qua tại các tỉnh miền Trung đã làm 47 người chết và mất tích, 66 người bị thương cùng hơn 100.000 ngôi nhà bị sập đổ, lũ cuốn, ngập, thiệt hại nặng về tài sản.

Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới cũng được ghi nhận ở mức kỷ lục với 17 cơn trong năm 2013. Tính từ đầu năm đến nay, 15 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 12 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Trước đó, năm 2012, có 10 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Bão lũ làm 258 người chết, 408 người bị thương trong năm này. Tổng thiệt hại 16.000 tỷ đồng.

Năm 2011, thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra ở mức hơn 12.000 tỷ đồng.



Bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, những rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao… các loại bệnh trên ở con người đang có chiều hướng tăng cao và có mối quan hệ khá mật thiết với biến đổi khí hậu.

PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng cùng cộng sự trong nghiên cứu đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở TPHCM cho thấy, từ năm 1978 đến nay, nhiệt độ tại thành phố đã tăng 0,70C. Sự bất thường về thời tiết do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đang xảy ra tại TPHCM khi lượng mưa trong các tháng mùa mưa trên địa bàn đang tăng cao kéo theo đó là tình trạng dâng lên của nước biển vùng ven bờ khiến diện tích ngập lụt của thành phố dần tăng lên theo từng năm. Tình trạng ngập lụt đang tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt môi trường sống khiến môi trường sống của con người trở nên mất an toàn.



Con người đang gánh hậu quả từ sự biến đổi của khí hậu
Một nghiên cứu về gánh nặng về tăng nhiệt độ đối với con người đã được thực hiện tại Đà Nẵng trong 10 năm qua cũng cho thấy, nhiệt độ tại khu vực này đang nóng lên, thời điểm nóng nhất tới 39,50C. Số ngày nắng nóng mỗi năm một tăng, nếu năm 2000 mới chỉ ghi nhận hơn 30 ngày nóng trên 350C thì đến nay ngày có nhiệt độ nói trên đã tăng lên gần 50 ngày. 

Hiện tượng “sóng nhiệt” tại Đà Nẵng đang tác động tiêu cực đến sức khỏe con người đặc biệt là cư dân đô thị. Các loại bệnh như: mất ngủ, ăn uống kém, da khô, nóng, khó thở, chóng mặt, nhức đầu… ở người dân ghi nhận ngày một nhiều hơn. Nhiệt độ tăng tác động trực tiếp đến những người lao động ngoài trời, làm giảm năng suất công việc, khiến người lao động mất tập trung, tai nạn nghề nghiệp tăng. Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi làm việc trong thời tiết nắng nóng.

Tại hội thảo về biến đổi khí hậu và các tác động đối với sức khỏe diễn ra ngày 13/11, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, thời gian gần đây một số bệnh dịch phát triển trên người như bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, các rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao… đang có sự song hành cùng biến đổi khí hậu.

 Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.