Pages

Nov 15, 2013

Sự độc hại của việc đun than trong các quán phở, bún bò Huế và giải pháp để bảo vệ môi trường

Người Hà Nội không những đang sống trong bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt nhiễm độc mà ngay trong mỗi gia đình đang tồn tại một “sát thủ vô hình”, đó chính là bếp than tổ ong. 


 Mỗi bếp than là một lò phát sinh độc tố

Khói bếp là thủ phạm đứng hàng thứ tư trong việc làm tăng tỷ lệ tử vong, bệnh tật ở hầu hết các nước đang phát triển. Mỗi lần đun bếp, một người sẽ hít vào lượng khói độc tương đương với hút 40 điếu thuốc lá.


Khói bếp đứng trên cả sốt rét, sởi và AIDS trong danh sách tác nhân gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi.


Hiện có tới 1/3 dân số thế giới đang sử dụng các loại bếp đun sinh khói (củi, than, giấy...) để nấu ăn hằng ngày. Trong khói bếp có rất nhiều hóa chất độc hại đối với hệ miễn dịch và hệ thống hô hấp trên như carbone monocide, hydrocarbone, oxide niter, formaldehyde, benzen, muội khói... Vì thế, những đứa trẻ thường xuyên hít phải khói bếp có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp cao gấp 2-3 lần so với trẻ được sống trong môi trường không khí trong lành. Ở phụ nữ, sự chênh lệch này là 4 lần. Ngoài ra, khói bếp cũng là thủ phạm gây ra các bệnh hen (suyễn), lao, đục thủy tinh thể và sinh con nhẹ cân.


Mặc dù khói bếp độc hại như vậy nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hành động nào thực sự hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và giảm bớt số người sử dụng bếp sinh khói. Hầu hết gia đình dùng loại bếp này đều thuộc diện nghèo nên không dễ thuyết phục họ từ bỏ. Họ cũng chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của khói bếp. Khi chưa thể thay đổi phương tiện đun nấu, các gia đình nên hạn chế tác hại của khói bằng cách lắp ống thông khói, hoặc máy hút khói, khử mùi... Kinh nghiệm tại Kenya cho thấy, sau một thời gian hỗ trợ người dân lắp ống thông khói hoặc máy hút khói, tỷ lệ khí độc hại trong nhà đã giảm 80%.

Hiện nay, chưa có quy định cấm sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đốt than tổ ong sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc như CO2, CO, lưu huỳnh… khi hít vào dễ có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực nặng hơn có thể bị hôn mê sâu và dẫn tới tử vong. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên phải sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói than thì nguy cơ bị sẩy thai, thai bị biến dạng, dị tật hay khiếm khuyết là rất cao. Chưa kể, Hà Nội có nhiều ngõ, ngách nhỏ và hẹp nhưng lại có số lượng sử dụng than tổ ong cao, vì thế nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất lớn. 

Pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn môi trường, cụ thể như tiêu chuẩn về chất thải không khí. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn, gây tác hại thì sẽ bị xử lý. Tại điểm 6, Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về những hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường thì việc thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép bị nghiêm cấm. Căn cứ để xử lý là việc đun bếp than trực tiếp gây ra sự đau ốm, bệnh tật cho những người xung quanh hoặc làm cho tình trạng bệnh tật của họ ngày càng trầm trọng. Trong trường hợp này, người gây ra ô nhiễm sẽ phải bồi thường cho nạn nhân hoặc bị phạt hành chính, nặng thì có thể sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự. Trường hợp chưa xác định được nội dung trên thì có thể đo hàm lượng độc hại của carbon, các hợp chất khác trong thành phần than tổ ong có trong không khí xem có vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay không, mức độ cụ thể như thế nào để cơ quan chức năng xem xét xử lý trách nhiệm. Vì sức khoẻ cộng đồng, vì cuộc sống lành mạnh của mỗi chúng ta, mỗi người, mỗi gia đình hãy cùng quan tâm, lên tiếng và có tiếng nói chung về vấn đề này.


Theo khảo sát của chúng tôi, bếp than tổ ong hiện diện trên hầu khắp các tuyến phố của Hà Nội. Dạo quanh những tuyến phố chính hay những ngõ nhỏ không thể đếm xuể có bao nhiêu lò than đỏ lửa được để trần trụi hoặc quây sơ sài bằng những tấm bìa trên khắp các vỉa hè, dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ngay dưới lòng đường. Nguy hiểm hơn khi các bếp than này lại được đặt gần nguồn điện, động cơ chứa xăng và các vật liệu dễ cháy. Nhiều hộ gia đình để bếp than đang cháy ngay cạnh những chiếc xe máy cũ, đã han gỉ và rò rỉ xăng hay vô số bếp than đặt ngay lối ra vào của các khu tập thể cũ - nơi có rất đông người qua lại.


Điều đáng nói là ở một số khu vực tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học, sự xuất hiện của các bếp than vỉa hè có mật độ dày đặc hơn. Vào giờ tan tầm, tại những tuyến phố kinh doanh hàng ăn uống, hầu như cửa hàng nào cũng sử dụng một, hai bếp than chùm (3 viên trong một bếp) để nấu nướng. Không những thế, để đảm bảo hàng được nóng sốt, một số người bán hàng rong còn gánh theo cả những bếp than tổ ong bên trên có chảo mỡ hoặc nồi nước đang sôi sùng sục.

Ước tính, mỗi ngày người dân Hà Nội đốt hết hàng nghìn viên than tổ ong. Chỉ tính riêng rác thải từ xỉ than đã lên đến hàng chục tấn, đó là chưa kể đến lượng khí thải độc hại sinh ra từ quá trình đun than. Lượng khí thải này là “kẻ giết người thầm lặng” đối với người dân thủ đô. Đành rằng, người dân có nhiều lý do để lựa chọn bếp than; tuy nhiên, không phải ai cũng lưu tâm đến những nguy hiểm mà nó mang lại.


Kết quả thống kê của Công an thành phố Hà Nội cho thấy, nhiều vụ cháy đều xuất phát từ việc sử dụng bếp than tổ ong thiếu thận trọng, trong đó mỗi năm có khoảng 10 vụ cháy xe máy do đặt cạnh bếp than.

“Kẻ sát nhân vô hình”



Than tổ ong cũng là than đá nhưng chủ yếu là dạng than cấp thấp, người ta mang về trộn với bùn và chất khác tạo ra than tổ ong để đốt, khi đốt, than cháy sinh ra nhiệt lượng, đồng thời phát thải một số hợp chất độc hại ra môi trường. Thứ nhất, nó sẽ phát thải ra chất ôxít cácbon (CO) rất độc, trong điều kiện cháy không tốt, chất này có thể sinh ra ôxít cácbon. Thứ hai, than ở Việt Nam có rất nhiều lưu huỳnh, khi cháy tạo ra SO2 gây bệnh phổi, hen suyễn… Thứ ba, các hợp chất ôxít của nitơ gọi chung là NOX, có khói màu vàng, là khí độc gây hại cho hệ hô hấp, hệ tuần hoàn trong máu. Trong quá trình đốt cháy sinh nhiệt, loại chất đốt này sinh ra khí ôxít cácbon gây nhiễm độc máu, làm thay đổi huyết sắc tố. Nếu người sử dụng đun nấu trong nhà kín, không khí không được lưu thông có thể dẫn đến tình trạng hôn mê sâu, đau nhức đầu, rối loạn thần kinh cảm giác và điều nhiệt. Tình trạng này kéo dài không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.


Than tổ ong dùng để đun nấu có thể gây ra các tác hại không nhỏ đến sức khỏe của mọi người xung quanh. Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư có sử dụng bếp than tổ ong. Ngoài ra, trong than còn có một số hợp chất hữu cơ phát ra khi đun ở nhiệt độ thấp, gọi là các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư, đặc biệt, chúng còn phát ra các ôxít kim loại như chì, kẽm… vốn là những chất rất độc cho cơ thể người. Theo kết quả nghiên cứu, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên phải sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói than thì nguy cơ bị sảy thai, thai bị biến dạng, dị tật hay khiếm khuyết là rất cao.

Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia về độc học cũng đã lên tiếng khuyến cáo người dân không nên sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu hàng ngày.

Ông Đỗ Thanh Bái, Trung tâm an toàn hóa chất bảo vệ môi trường (Hội hóa học Việt Nam) cảnh báo: Than tổ ong cũng là than đá nhưng chủ yếu là dạng than cấp thấp, người ta mang về trộn với bùn và chất khác tạo ra than tổ ong để đốt, khi đốt than cháy sinh ra nhiệt lượng, đồng thải phát thải một số hợp chất độc hại ra môi trường. Thứ nhất, nó sẽ phát thải ra chất CO rất độc, trong điều kiện cháy không tốt chất này có thể sinh ra oxít các-bon. Thứ hai, than ở Việt Nam có rất nhiều lưu huỳnh, khi cháy tạo ra SO2 gây bệnh phổi, hen suyễn… Thứ ba, các hợp chất oxit của ni tơ gọi chung là NOX, có khói màu vàng, là khí độc gây hại cho hệ  hô hấp, hệ tuần hoàn trong máu.

Ngoài ra, trong than còn có một số hợp chất hữu cơ phát ra khi đun ở nhiệt độ thấp gọi các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư, đặc biệt, chúng còn phát ra các oxit kim loại như chì, kẽm… vốn là những chất rất độc cho cơ thể người.

Nguy hiểm hơn, khi sản xuất, các chủ lò thường cho một số phụ gia như sắt, kali, trấu, dầu…, thậm chí cả dầu nhớt thải để tạo ra loại than vừa dễ cháy, vừa tiết kiệm chi phí. Loại nhớt này do đã sử dụng qua hệ máy nên bị thay đổi về chất, có nhiều chất liên quan đến hợp chất gây ung thư, chủ yếu ung thư hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát sử dụng bếp than tổ ong trong thực tế lại rất khó – ông Bái lo ngại.

Cũng theo một lãnh đạo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), việc người dân sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu rất nguy hiểm, đặc biệt là ở các khu chung cư. Than tổ ong sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc khi đốt và khi hít phải những loại khí này, cơ thể người dễ có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực, nặng hơn có thể bị hôn mê sâu và dẫn tới tử vong.

Điều đáng nói là mặc dù đã có nhiều cảnh báo đưa ra trong việc sử dụng than tổ ong, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định cấm sử dụng loại than này.

Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Thịnh, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, hiện chưa có quy định cấm sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt. Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường 2005 chỉ liệt kê 16 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có “Cấm thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép”. Mặt khác, việc cấm người dân sử dụng loại than này rất khó, đặc biệt là với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, họ chưa hiểu hết các tác hại từ khí thải của bếp than tổ ong. Do vậy, cần tuyên truyền sâu rộng hơn đến người dân để mọi người chung tay bảo vệ môi trường sống – ông Tiến đề nghị.




 Nhếch nhác và bẩn thỉu




Nồi Nhôm không an toàn thực phẩm:


Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

 Nồi Phở, Bún Inox thanh nhiệt, mới chính là giải pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống quanh ta.




***********************************************************************************


Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Trung Quốc mà nguyên nhân chính là họ chuyên đun than để sưởi ấm. 

Nhiều người Trung Quốc nay có thói quen kiểm tra chỉ số AQI trên điện thoại di động thay vì nhìn qua cửa sổ để biết được mức độ ô nhiễm không khí trong ngày. Cứ dưới 100 điểm là người ta có thể thở phào nhẹ nhõm, còn nếu cao hơn, thì ô nhiễm sẽ là chủ đề chính được bàn tới trong ngày.

Hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có bầu không khí ở mức trên 400, là mức gây quan ngại nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài cho tới tận những hôm sau.

Hôm thứ Sáu, Bắc Kinh đã phải nâng cảnh báo ô nhiễm không khí lên mức cao thứ nhì, cũng là mức báo động nghiêm trọng nhất mà nước này từng áp dụng.

Độ ô nhiễm khói bụi dày đặc tới mức có thể so sánh với một mùa đông hạt nhân, các khoa học gia Trung Quốc nói.

 Hàng năm ở Trung Quốc có khoảng 500.000 người chết vì ung thư do ô nhiễm không khí.



 





Ô nhiễm không khí tại Việt Nam 

 

Tuy không trầm trọng như ở Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng có hai thành phố được coi là thuộc nhóm có độ ô nhiễm không khí cao trên thế giới, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong ngày 26/2/2014, chỉ số AQI tại Hà Nội đo được là 152, và lên tới 156 vào lúc 18.00 hôm 27/2/2014.



 

Chỉ số AQI tại Hà Nội chiều 27/2/204 ở mức 'không đảm bảo an toàn cho sức khỏe'
Trong một cuộc hội thảo về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị tổ chức tại Hà Nội hồi năm ngoái, các chuyên gia từng đánh giá thành phố Hà Nội có mức ô nhiễm không khí cao nhất Đông Nam Á.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Jacques Moussafir, Cty ARIA Technologies (Pháp), chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng, nói: “Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á và chắc là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á.”

Một kết quả nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hồi đầu năm 2012 thậm chí còn xếp Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp, gây tác hại nhất đến sức khỏe con người trên thế giới.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đa phần tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn và các trục đường giao thông quan trọng.

Mức không khí lý tưởng là từ 0 đến 50 điểm, là mức được coi như không gây ra rủi ro gì cho sức khỏe con người. Một số thành phố lớn trên thế giới như New York và London là những nơi thường xuyên đạt được mức điểm này.